Trang chủThuật Ngữ Âm ThanhCác Loại Loa Và Thuật Ngữ Chuyên Ngành Cần Biết

Các Loại Loa Và Thuật Ngữ Chuyên Ngành Cần Biết

Loa là thiết bị đầu ra quyết định trực tiếp chất lượng âm thanh mà người nghe cảm nhận được. Tùy theo mục đích sử dụng – sân khấu, hội trường, phòng họp hay sự kiện ngoài trời – mà chúng ta cần chọn loại loa phù hợp.

Trong bài viết này, bạn sẽ được giải thích rõ ràng các dòng loa phổ biến, nguyên lý hoạt động, cùng loạt thuật ngữ chuyên ngành thường gặp trong thực tế.

Phân loại loa theo chức năng sử dụng

Loa full-range (loa toàn dải)

Loa full-range Holavoz KT Q12

Loa full-range Holavoz KT Q12

Phổ biến nhất trong các hệ thống âm thanh. Loa này tái tạo được nhiều dải tần (bass – mid – treble) trong một thùng loa duy nhất. Dùng cho sân khấu, hội nghị, karaoke, bar…

  • Ưu điểm: Dễ lắp đặt, linh hoạt
  • Nhược điểm: Không mạnh về bass sâu như loa sub riêng

Loa sub (loa siêu trầm)

Loa siêu trầm QHA KS21

Loa siêu trầm QHA KS21 (passive)

Chuyên phát các dải âm thấp (bass), tạo lực đánh mạnh, giúp âm thanh “có lực”, “căng”. Phù hợp sân khấu lớn, sự kiện ngoài trời, bar – club.

Có 2 loại chính:

  • Sub hơi (passive): Cần ampli rời để đánh
  • Sub điện (active): Tích hợp sẵn ampli bên trong

Loa monitor (loa kiểm âm sân khấu)

Loa Monitor Turbosound TFM152M AN

Loa Monitor Turbosound TFM152M AN

Đặt hướng về ca sĩ hoặc nhạc công để họ nghe chính mình đang hát/chơi nhạc. Dùng trên sân khấu biểu diễn.

  • Đặc điểm: Âm thanh rõ ràng, thiên về dải trung (mid)
  • Thường được đặt dưới sàn hoặc gắn đứng

Loa array (loa line array)

Loa Line Array QHA K3

Loa Line Array QHA K3

Hệ thống loa ghép thành cụm treo cao, cho khả năng phủ âm đều, xa – thường dùng trong sân khấu lớn, sự kiện ngoài trời, hội trường 1000 chỗ trở lên.

  • Ưu điểm: Phủ đều không gian, âm thanh đi xa
  • Nhược điểm: Cần kỹ thuật tính toán khi lắp đặt

Loa column (loa cột)

Loa Cột Qha Syva

Loa Cột Qha Syva

Thiết kế dạng trụ đứng, gọn gàng, thẩm mỹ – dùng cho hội trường nhỏ, nhà thờ, phòng họp sang trọng.

  • Ưu điểm: Âm thanh dễ chịu, lan đều
  • Nhược điểm: Không phù hợp âm thanh lớn

phân biệt nhanh các dòng loa

Bảng tổng hợp phân biệt các dòng loa

Ngoài loa sân khấu, hội trường, nhiều công trình còn dùng loa âm trần, loa treo tường cho văn phòng, phòng họp, bệnh viện. Loại này không cần công suất lớn nhưng phủ âm đều, thẩm mỹ và nghe rõ từng lời nói.

Thuật ngữ chuyên ngành về loa

Công suất RMS và Peak

  • RMS (Root Mean Square): Công suất thực tế mà loa hoạt động ổn định lâu dài
  • Peak power: Công suất cực đại loa chịu được trong thời gian ngắn

Khi mua loa, nên quan tâm RMS hơn Peak

Độ nhạy (Sensitivity)

  • Đo bằng dB (decibel), thể hiện độ lớn âm thanh khi loa được cấp cùng một mức tín hiệu.
  • Độ nhạy cao nghĩa là cùng công suất ampli, loa phát ra âm lượng lớn hơn.

Trở kháng (Impedance)

  • Đơn vị Ohm – phổ biến nhất là 4Ω, 8Ω hoặc 16Ω.
  • Cần phù hợp với ampli hoặc mixer để tránh cháy thiết bị.

Tần số đáp ứng (Frequency response)

  • Dải tần mà loa có thể tái tạo được – thường từ 40Hz đến 20kHz.
  • Loa càng tái tạo được dải rộng, nghe càng chi tiết và đầy đủ.

SPL (Sound Pressure Level)

  • Mức áp suất âm thanh mà loa tạo ra – tính bằng dB.
  • Giá trị càng cao → loa càng “to tiếng”.

Crossover

  • Mạch phân tần chia tín hiệu âm thanh thành nhiều dải (bass, mid, treble) gửi đến từng driver loa phù hợp.
  • Có thể là phân tần thụ động (bên trong loa) hoặc chủ động (sử dụng thiết bị rời).

Passive và Active

Passive và Active

  • Loa Passive: Cần ampli rời cấp nguồn
  • Loa Active: Có sẵn ampli tích hợp, cắm là chạy

Kinh nghiệm chọn loa phù hợp

  • Hội trường vừa và nhỏ: Dùng loa full hoặc loa column
  • Sân khấu ca nhạc: Loa full kết hợp loa sub và monitor
  • Sự kiện ngoài trời: Dùng line array và sub công suất lớn
  • Phòng họp, giảng đường: Loa treo tường, âm trần hoặc loa cột tùy thiết kế

Kết luận

Loa không chỉ phát ra âm thanh, mà còn góp phần định hình “chất” của cả hệ thống âm thanh. Hiểu rõ từng loại loa và thuật ngữ đi kèm giúp bạn lắp đặt đúng, phối ghép chuẩn, tránh tình trạng “âm thanh lớn mà nghe không rõ”.

Gợi ý đọc thêm:

Công suất lớn chưa chắc đã hay

Nhiều người nghĩ loa công suất càng cao thì âm thanh càng hay. Thực tế, âm thanh tốt đến từ sự kết hợp đúng loa – ampli – mixer và đặc biệt là cách căn chỉnh EQ, độ phủ và hướng loa. Một hệ thống nhỏ nhưng chỉnh tốt đôi khi còn hiệu quả hơn dàn loa “khủng” nhưng không tối ưu.

Blog

Giải Pháp Âm Thanh Trường Học
Giải Pháp Âm Thanh

Giải Pháp Âm Thanh Trường Học – Đạt Chuẩn Giảng Dạy

Hệ thống âm thanh trường học không chỉ phục vụ cho việc giảng dạy mà còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt...
cung cấp thiết bị âm thanh ánh sáng tại nha trang

Cung Cấp Thiết Bị Và Thi Công Dàn Âm Thanh Tại Nha Trang

Với hệ thống showroom Âm Thanh Giá Kho DXaudio đặt tại 117 - Lương Định Của, Phường Ngọc Hiệp, Tp Nha Trang. Chúng tôi...
loa âm trần chính hãng

Top 6 Hãng Loa Âm Trần Không Dây Wifi, Bluetooth

Loa âm trần là loa gắn vào phía trên trần phòng của bạn. Những thiết bị này thường cần được lắp đặt chuyên nghiệp,...
video dự án lớn
Xem video các dự án hoàn thành

Dịch Vụ Nổi Bật

  • Bán thiết bị: Loa, amply, micro, mixer...
  • Cho thuê: Âm thanh, ánh sáng, màn hình LED
  • Thi công lắp đặt: Karaoke, hội trường, sân khấu...
  • Bảo trì, sửa chữa: Kiểm tra, nâng cấp hệ thống