Trang chủThuật Ngữ Âm ThanhMạch Class là gì? Phân biệt các loại mạch A, B, AB,...

Mạch Class là gì? Phân biệt các loại mạch A, B, AB, D, H, TD

Trong thế giới âm thanh, “mạch Class” được xem là trái tim của bộ khuếch đại công suất. Mỗi loại mạch class sẽ cho ra hiệu suất, âm sắc và độ bền khác nhau.

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ từng loại class phổ biến nhất và lựa chọn đúng dòng main công suất phù hợp với nhu cầu.

Mạch Class là gì?

“Class” trong máy khuếch đại là cách hoạt động của linh kiện khuếch đại (transistor) khi khuếch đại tín hiệu âm thanh. Nó quy định thời điểm và phạm vi mà transistor dẫn dòng trong một chu kỳ điện.

Tại sao phải phân biệt các loại mạch Class?

  • Để lựa chọn main/phòng thu/sân khấu cho hiệu suất cao nhất
  • Tối ưu hoạt động với từng loại loa (full, sub, monitor…)
  • Cân bằng giữa chất lượng âm thanh và điện năng tiêu thụ

Các loại mạch khuếch đại phổ biến

Mạch Class A – Chuẩn Audiophile

Mạch class A

  • Đặc điểm: transistor luôn dẫn dòng, dù không có tín hiệu.
  • Chất âm: trung thực nhất, ít méo, tái tạo chi tiết.
  • Hạn chế: hao điện nhiều, rất nóng, giá cao.

Mạch Class B – Hiệu suất cao nhưng méo

Mạch class B

  • Đặc điểm: transistor dẫn luân phiên, mỗi con 50% chu kỳ.
  • Chất âm: dễ méo tại ngưỡng giao nhau (crossover distortion).

Mạch Class AB – Cân bằng giữa A và B

Mạch class AB

  • Đặc điểm: hoạt động giao thoa giữa A và B.
  • Chất âm: khá tốt, méo thấp hơn B, hiệu suất cao hơn A.
  • Ứng dụng: main karaoke, main nghe nhạc, main 2 kên cá nhân.

Mạch Class D – Công nghệ số cho main công suất

  • Đặc điểm: khuếch đại theo xung PWM, có bộ lọc cuối ra.
  • Ưu điểm: rất tiết kiệm điện, nhỏ gọn, tửa nhiệt ít.
  • Hạn chế: méo tự nhiên cao hơn AB, chất âm thường đơn.
  • Ứng dụng: main sân khấu, main sub, loa active công suất lớn.

Mạch Class H – Nâng cấp từ AB

  • Đặc điểm: chia mức nguồn cung cấp điện để tiết kiệm năng lượng.
  • Chất âm: khá tốt, gần bằng AB, hiệu suất cao hơn.
  • Ứng dụng: main sân khấu chuyên nghiệp, main hội trường.

Mạch Class TD – Kết hợp D + AB

  • Đặc điểm: dùng nguồn switching như Class D, nhưng tầng khuếch đại là Class AB.
  • Ưu điểm: hiệu suất rất cao, chất âm gần AB, nhỏ gọn.
  • Ứng dụng: main Trung Quốc, main sub, main dùng cho dàn line array.

Ngoài ra còn có mạch Class C, thường thấy trong các thiết bị phát sóng vô tuyến (radio, tần số cao), do đặc tính méo tiếng rất lớn nên không dùng trong âm thanh sân khấu hoặc nghe nhạc.

So sánh nhanh các loại mạch

Loại MạchHiệu SuấtĐộ Méo TiếngTản NhiệtĐiện Năng
Class AThấpRất thấpCaoNhiều
Class BCaoCaoTrung bìnhThấp
Class ABTrung bìnhTrung bìnhTrung bìnhTrung bình
Class DRất caoCaoRất thấpThấp
Class HCaoGần ABThấpÍt hơn AB
Class TDRất caoTốt hơn DThấpThấp

Nên chọn mạch Class nào hay nhất?

Tham khảo bảng so sánh các loại mạch Class

Việc chọn cục đẩy công suấtmạch class tốt nhất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, ngân sách, loại loa, không gian, chất lượng âm thanh mong muốn… Không có một loại mạch class nào là hoàn hảo, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng.

Dưới đây là gợi ý:

  • Nghe nhạc: Class A hoặc AB cao cấp
  • Dàn karaoke gia đình: Class AB
  • Dàn sân khấu, hội trường: Class D, TD hoặc H
  • Loa sub công suất lớn: Class D hoặc TD

Bảng tóm tắt hiệu suất khác nhau

Bảng tóm tắt hiệu suất khác nhau

Class A liệu có còn phù hợp?

Mặc dù Class A luôn được xem là “chuẩn mực vàng” cho âm thanh trung thực, nhưng trong thực tế, rất ít người dùng Class A cho sân khấu hay dàn karaoke. Hiệu suất và tản nhiệt kém khiến Class D hoặc TD lên ngôi trong thời đại thiết bị nhỏ gọn, tiết kiệm.

Cần hỗ trợ chọn main công suất Class phù hợp?

Hãy liên hệ ngay Đội ngũ kỹ thuật của Âm Thanh Giá Kho DXaudio để được tư vấn lựa chọn main Class AB, D, TD hay H phù hợp nhất cho dàn âm thanh của bạn.

Tìm hiểu thêm các thuật ngữ trong âm thanh khác

Nguồn tham khảo:

Blog

bộ ổn định nguồn âm thanh
Tin tức

Bộ Ổn Định Nguồn Điện Cho Dàn Âm Thanh Có Tác Dụng Gì?

Bộ ổn định nguồn âm thanh, còn được gọi là bộ lọc nguồn điện hoặc bộ quản lý nguồn, là thiết bị quan trọng...
cục đẩy chuyên đánh sub

12 Cục Đẩy Chuyên Đánh Sub Main Công Suất 1000w – 2500w

Cục đẩy (cục đẩy công suất) là thiết bị quan trọng trong hệ thống âm thanh khủng, đặc biệt khi cần đánh sub mạnh...
hệ thống dây dẫn và thuật ngữ

Hệ Thống Dây Dẫn Và Thuật Ngữ Kết Nối Âm Thanh

Khi âm thanh không “ra loa”, lỗi không nằm ở mixer, không phải loa, mà đôi khi chỉ vì… cọng dây. Hệ thống dây...
video dự án lớn
Xem video các dự án hoàn thành

Dịch Vụ Nổi Bật

  • Bán thiết bị: Loa, amply, micro, mixer...
  • Cho thuê: Âm thanh, ánh sáng, màn hình LED
  • Thi công lắp đặt: Karaoke, hội trường, sân khấu...
  • Bảo trì, sửa chữa: Kiểm tra, nâng cấp hệ thống